Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày TếtNguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.
Gọi ngũ quả, tức là năm loại quả. Cách trang trí mâm ngũ quả ở hai miền Nam Bắc cũng khác nhau. Trong Nam, mâm ngũ quả gồm năm loại: Dừa, Đu đủ, Xoài, Sung, Mãng cầu hoặc chùm trái Mây. Ngoài Bắc mâm ngũ quả thường có: Chuối, Bưởi, Cam, Quýt, Phật thủ hoặc Hồng Xiêm.
Ngày nay, do du nhập một số lọai quả của nước ngoài như: Lê, Táo , Nho…nên mâm ngũ quả không còn là năm loại quả như trước đây nữa. Người ta bày thêm vào đó có khi lên tới bảy, tám loại quả, cốt cho mâm ngũ quả to, đẹp, trang trọng hơn, nhưng vẫn mang ý nghĩa tâm linh.
Đây là việc làm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với Tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Mâm ngũ quả cùng với bánh chưng hoặc bánh tét là lễ vật để thờ cúng ông bà, Tổ tiên trong mấy ngày tết. Cầu nguyện ông bà, Tổ tiên phù hộ cho con cháu bước sang năm mới mọi sự tốt lành, an khang, thịnh vượng.
Từng loại trái cây mang ý nghĩa riêng: Mãng cầu là cầu chúc, Đu đủ là đầy đủ, Dừa là vừa hoặc thừa thãi, Xoài là Sài (ăn uống). Sung là sung sướng (tinh thần sống vui vẻ, hạnh phúc).
Trên bàn thờ ngày tết có mâm ngũ quả còn tăng thêm vẻ đẹp, trang trọng vào dịp đầu năm mới.
Ngoài ý nghĩa trên, mâm ngũ quả còn có giá trị là những vị thuốc quý.
Quả Dừa:
Mới dùng trong phạm vi dân gian như: dùng nước trái dừa non uống cho đỡ khát, vì nước dừa có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu; gáo dừa đốt thành than uống trị ngộ độc thực phẩm. Dừa còn dùng trong công nghiệp chế biến xà phòng, là chất gây bọt và tẩy mạnh.
Quả Dừa trong Mâm Ngũ Quả
Đu Đủ:
80% là nước, còn lại là chất đường và một số chất béo. Đu đủ chín được coi là món ăn bổ dưỡng sức khỏe, chữa bệnh táo bón, giúp tiêu hóa thức ăn (đặc biệt là tiêu chất thịt và trứng).
Quả Đu Đủ trong Mâm Ngũ Quả
Xoài:
Là một lọai trái cây ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng riêng, thành phần chủ yếu là chất bột, đường, vitamin C. Trong đông y dùng trị các trường hợp chảy máu cam: ho ra máu, chảy máu dạ con, đường ruột; dùng vỏ hoặc quả xoài nấu thành cao lỏng cho uống, vỏ thân giã nhỏ xào với ruợu đắp vào chỗ xương đau trị thấp khớp đau nhức; vỏ xoài nhai ngậm chữa đau răng; nhựa xoài kết hợp với bồ kết chữa ghẻ. Gần đây còn điều chế từ lá xoài họat chất trị heeps sinh dục rất hiệu nghiệm.
Quả Xoài trong Mâm Ngũ Quả
Quả Sung:
Quả chín ăn ngọt, có mùi thơm riêng, trẻ em rất thích. Trong dân gian dùng nhựa bôi lên mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng tiêu tan. Trong bài thuốc cao dán mụn, thành phần nhựa Sung là chính. Dùng nhựa Sung đắp lên vết thương, vết thương mau tan máu bầm, máu tụ. Chị em phụ nữ bị sưng tuyến vú hoặc tắc tia sữa, bôi nhựa Sung có kết quả tốt.
Quả Sung trong Mâm Ngũ Quả
Nhựa sung phết giấy bản đắp hai huyệt Thái dương và Ấn đường làm giảm đau đầu. Nhựa Sung + mật ong hòa nước uống trước khi ngủ làm nhẹ cơn hen suyễn.
Quả Na (mãng cầu): Chứa các chất đường và dinh dưỡng. Quả Na chín ăn rất ngọt, ngon, bổ, tính lành. Trong dân gian đã có câu: “Thứ nhất quả Na, thứ nhì quả Nhãn, thứ ba quả Hồng”.
Lá Na là vị thuốc chữa sốt rét. Quả Na ké (chết khô trên cây) dùng chữa nứt kẽ vú rất hiệu nghiệm: thái nhỏ, sao vàng, tán bột trộn dầu mù u đắp lên vú mau lành. Hạt Na có độc, trong dân gian dùng diệt chấy, rận bằng cách giã dập nấu nước gội đầu, chấy rận sẽ chết.
Trang trí Mâm Ngũ Quả
Ý nghĩa khác của Mâm Ngũ Quả:
Ngũ
Ngũ (五) (năm) là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Thêm vào đó cư dân vùng nông nghiệp, Ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn Ngũ quả.
Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, “ngũ quả” có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.
Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Quả
Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam, gồm cam, quất, bưởi, chuối và dứa.
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống[14]. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên[11]:
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống[14]. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên[11]:
Màu sắc
Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành.Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc), …
Hình dáng, cấu tạo, hương vị:
Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: Lựu: có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, Bưởi và dưa hấu: căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và không đắng, cay.
Nguồn : http://www.tet2014.com/y-nghia-cua-cac-loai-trai-cay-trong-mam-ngu-qua-ngay-tet.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét